LỄ HẰNG THUẬN LÀ GÌ? Ý NGHĨA VÀ NGHI THỨC TỔ CHỨC LỄ HẰNG THUẬN

Lễ Hằng Thuận là gì

Với mong muốn xây dựng cuộc sống hôn nhân hạnh phúc bền vững, những năm gần đây, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn tổ chức lễ Hằng Thuận. Vậy Lễ Hằng Thuận là gì? Tổ chức lễ Hằng Thuận ở đâu, nghi thức tổ chức như thế nào là những câu hỏi đang ngày càng được nhiều người tìm kiếm. Trong bài viết này, Linh Nga Bridal sẽ cung cấp đầy đủ thông tin, giúp bạn giải đáp các thắc mắc này.

1. LỄ HẰNG THUẬN LÀ GÌ?

Lễ Hằng Thuận là một nghi thức lễ cưới theo kiểu Phật Giáo, dưới sự minh chứng của Đức Phật và tăng ni, phật tử, đặc biệt là sự chúc mừng của 2 bên gia đình. Mọi người cho rằng sẽ giúp cô dâu chú rể sẽ cảm nhận được tầm quan trọng và sự thiêng liêng của lễ cưới. Tình yêu được Đức Phật chứng kiến ​​sẽ là niềm tin, động lực để họ giữ gìn cuộc hôn nhân ngày càng tốt đẹp.

Lễ Hằng Thuận là gì?
Lễ Hằng Thuận là gì?

Nguồn gốc của lễ Hằng Thuận bắt đầu ở tỉnh Hải Dương. Theo nhiều nguồn tư liệu để lại thì người đầu tiên khởi xướng nghi lễ Hằng Thuận ở nước ta là Đồ Nam Tử, tên thật là Nguyễn Trọng Thuật (1883-1940), quê tại đây. Ông nguyên gốc là một nhà nho, sau quy y đạo Phật và là người cổ vũ phong trào chấn hưng Phật giáo.

Với lòng mong ước phát triển phật pháp, ông đã suy nghĩ đến tổ chức đám cưới tại chùa nhằm mang đến ích lợi cho đời sống hôn nhân và gia đình của người Phật tử. Theo ông, việc tổ chức hôn lễ dưới sự giám sát của Đức Phật sẽ khiến đôi uyên ương cảm thấy có trách nhiệm trong đời sống vợ chồng.

Lễ Hằng Thuận đầu tiên được ghi nhận trong Phật giáo nước ta là vào năm 1930, lễ kết hôn của con gái bác sĩ Lê Đình Thám (1897 – 1969) được cử hành tại chùa Từ Đàm, Huế. Mãi đến năm 1971, Hòa thượng Thích Thiện Hòa (một tăng khả kính, đức độ, công hạnh vang danh khắp nước ta thời bấy giờ. Người đã để lại nhiều công trình to lớn cho Phật Giáo Việt Nam)mới chính thức đặt tên cho lễ cưới được tổ chức lễ cưới tại chùa là lễ Hằng Thuận.

Ngày nay, nghi lễ này đã trở nên phổ biến trong cộng đồng bởi những ý nghĩa tốt đẹp của nó. Đây là sự kết hợp giữa văn hóa dân tộc và văn hóa tâm linh trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình của người con Phật.

2. Ý NGHĨA CỦA LỄ HẰNG THUẬN

“Hằng” là vĩnh hằng, thường xuyên, trường tồn; “Thuận” có nghĩa là hòa thuận, đồng lòng, cùng hướng về những điều tốt đẹp trong cuộc sống. “Hằng Thuận” là 2 từ gộp lại để chỉ cái đẹp của đạo nghĩa vợ chồng.

2.1. Ý nghĩa của Lễ Hằng Thuận đối với cặp đôi

Ý nghĩa của lễ Hằng Thuận đầu tiên là để giúp cho cặp đôi được hành lễ trước Đức Phật và các tăng ni phật tử. Hơn nữa, tân lang và tân nương còn được Đức Phật và chư tăng đứng ra làm chứng và chúc phúc cho hôn lễ của hai người dưới một bầu không khí thiêng liêng. Nghi lễ mang đậm dấu ấn của phật giáo, tâm linh và định hướng giúp các cặp đôi có một tương lai lạc quan nhờ giác ngộ.

Vợ chồng cùng nguyện luôn giữ gìn ngũ giới, sống có đạo đức, chung sống hòa thuận, nhường nhịn, tương kính nhau. Cùng nhau làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình đối với ông bà, cha mẹ và con cái. Đồng thời, làm tròn nghĩa vụ của một công dân với quê hương, đất nước, đời sống thực sự an vui, hạnh phúc và luôn hướng đến con đường chánh thiện.

Việc cả 2 trao Nhẫn thể hiện niềm hạnh phúc viên mãn, biểu hiện của sự gắn bó. Vợ chồng “hiểu” và “yêu thương” và cùng nhau vun đắp cuộc sống gia đình hạnh phúc.

Đặc biệt, trong lễ Hằng Thuận, đôi uyên ương được Thầy răn nhắc về đạo lý của vợ chồng và bổn phận làm con trong gia đình. Trong buổi lễ, tân lang, tân nương được lễ cha, lễ mẹ để tỏ lòng hiếu thảo.

Lễ Hằng Thuận của Công Vinh – Thủy Tiên tại chùa
Lễ Hằng Thuận của Công Vinh – Thủy Tiên tại chùa

2.2. Ý nghĩa đối với người thân, bạn bè

Lễ Hằng Thuận không những mang lại phước báu đến cho các đôi mà còn cho cả người nhà trong gia đình. Bởi vì cưới tại gia phải sát sinh rất nhiều các con vật, có khi mất đi phước lành. Trong lễ Hằng Thuận ở chùa thì người tham dự hai bên được ăn những mâm cơm thanh tịnh, lễ Phật, nghe Pháp nên ai cũng được tăng thêm phúc.

3. NGHI THỨC LỄ HẰNG THUẬN

3.1. Nên tổ chức lễ Hằng Thuận khi nào?

Theo phong tục, người Việt thường tổ chức lễ cưới hỏi gồm 3 nghi lễ chính: Lễ Dạm Ngõ, Lễ Đính Hôn và Lễ Cưới. Lễ Hằng Thuận thường sẽ được tổ chức cùng ngày hoặc sau ngày Lễ Cưới.

Để thuận tiện cho khách mời, thường tổ chức lễ cùng ngày với lễ cưới, lựa chọn 2 thời điểm: sau lễ rước dâu ở nhà gái hoặc sau lễ thành hôn ở nhà trai. Nếu tổ chức sau lễ rước dâu, gia đình 2 bên sẽ di chuyển tới chùa để làm lễ Hằng Thuận. Sau lễ đưa dâu, gia đình tiếp tục phần Gia Tiên tại tại đàn trai như nghi thức truyền thống

Nếu tổ chức sau lễ thành hôn, cả 2 sẽ làm lễ cưới hỏi tại tư gia như thông thường rồi sau đó sẽ đến chùa làm lễ. Vì thế, các gia đình thường lựa chọn tổ chức tiệc cưới chay tại chùa để thêm phần thanh tịnh và tôn nghiêm.

Nếu không thể tổ chức cùng ngày với Lễ Cưới thì nên tổ chức lễ sau đám cưới khoảng 1 – 2 ngày.

3.2. Nghi thức lễ Hằng Thuận tại chùa

Nội dung nghi lễ sẽ diễn tra theo 3 trình tự sau:

Ổn định chỗ ngồi của người tham gia

Mọi người ổn định chỗ ngồi, lên đèn nhang đầy đủ, xông hương trầm và nghinh vị chủ trì hôn lễ. Người nhà, bạn bè được sắp xếp vị trí hai bên theo đúng nguyên tắc “nam tả, nữ hữu” (từ trong chính điện nhìn ra), mang ý nghĩa là nhà trai đứng bên trái, nhà gái đứng bên phải. Chư vị Hoà thượng sẽ đứng ở phía trên khán đài.

Thực hiện nghi lễ chính

Nghi lễ được tiến hành cũng gần giống như lễ cưới thông thường. Chỉ khác một điều, chủ hôn là một vị Hoà thượng hay chư Tăng, Ni được mời tới dự lễ .

  • Vị chủ hôn sẽ tiến hành tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự, chương trình buổi lễ và mời đại diện gia đình hai bên nói lời phát biểu.
  • Sau đó, cử hành tụng kinh cầu nguyện.
  • Trước khi làm lễ, vị này sẽ hỏi xem cô dâu, chú rể đã quy y chưa, nếu chưa thì quý Thầy, Cô sẽ thực hiện lễ quy y cho 2 người trước, rồi mới tới nghi lễ cưới (nếu quy y rồi thì không phải làm nữa).
  • Tiếp theo, cô dâu, chú rể sẽ quỳ trước hình tượng của Đức Phật để phát nguyện và nhận lời ban phước cũng như lời răn dạy về luân thường đạo lý trong hôn nhân, gia đình cũng như ngoài xã hội của vị trụ trì buổi lễ .
  • Vị chủ hôn sẽ buộc dây tơ hồng làm bằng ruy-băng, len hoặc lụa đỏ tượng trưng, với ý nghĩa gắn bó, kết nối không rời xa nhau.
  • Cô dâu chú rể quỳ lạy, niệm ân cha mẹ, nội ngoại và với nhau. Sau khi ký tên vào giấy chứng nhận, cả hai nghe  nói về ý nghĩa của việc trao nhẫn.
Lễ cưới của cô dâu, chú rể tại chùa
Lễ cưới của cô dâu, chú rể tại chùa
  • Sau đó là lễ để cô dâu, chú rể nguyện trao nhau nhẫn cưới, vị chủ lễ trao chứng nhận và điệp quy y, hướng dẫn đảnh lễ bày tỏ sự tôn trọng, bình đẳng lẫn nhau, yêu thương ông bà, cha mẹ hai bên.
  • Tiếp theo là lời dạy của đại diện hai gia đình đối với đôi bạn trẻ.
  • Cuối cùng, chủ lễ và gia đình có thể tặng hoa hoặc quà cho nhau, để thay lời tri ân đã cùng gia đình hoàn thành tâm nguyện cho đôi trẻ và gửi gắm lời chúc cho hạnh phúc lứa đôi.

Buổi lễ kết thúc bằng việc cúng dường cho nhà chùa.

Thực hiện các nghi lễ phụ trợ

Sau khi hoàn tất lễ chính, mọi người sẽ cùng dùng trà, bánh ngọt với nhau hoặc dùng tiệc chay ngay trong chùa.

4. ĐÁM CƯỚI Ở CHÙA

4.1. Những lưu ý khi tổ chức đám cưới ở chùa

Đám cưới là việc trọng đại trong đời. Vì thế, việc tổ chức phải được chuẩn bị sẵn sàng, chu đáo. Các gia đình nên lưu ý những điều sau đây để buổi lễ diễn ra trọn vẹn, đúng như ý muốn:

  1. Liên hệ với nhà chùa nơi cả 2 muốn tiến hành Lễ Hằng Thuận để được hướng dẫn những thủ tục cần thiết.
  2. Thông báo với nhà chùa về việc hai bạn đã quy y chưa (pháp danh chưa). Nếu như chưa có, cặp đôi có thể được làm lễ quy y trước Lễ Hằng Thuận. Trong một số trường hợp gấp rút, các Thầy sẽ tiến hành công đoạn này trong khi diễn ra hôn lễ .
  3. Nên tổ chức lễ hằng thuận ở nơi tân lang tân nương đã từng quy y vì có thể đây sẽ là nơi thân thuộc với cả hai, sẽ cảm thấy yên tâm và tự tin hơn.
  4. Gia đình nên liên hệ với chùa trước để thống nhất vể những hạng mục cần chuẩn bị, lịch trình lễ cưới tại tư gia để các sư thầy sắp xếp, bảo đảm thuận lợi, đúng với mong muốn.
  5. Bạn được chọn sắc màu, tư thế, cách trang trí loại hoa bạn ưa chuộng hay bánh, trà sử dụng nhẹ và cuối buổi lễ. Việc trang trí phải tuân thủ theo quy định của chùa. Hoặc nếu cần, nghi lễ này sẽ được các vị Phật tử chuẩn bị giúp.
  6. Lên danh sách người tham dự cụ thể bao nhiêu người nếu có tiệc cưới chay hoặc tiệc ngọt. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  7. Gia đình có thể tham gia các khâu chuẩn bị này ngay từ khi bắt đầu để bảo đảm mọi việc đều xảy ra đúng theo ước muốn. Tham khảo các đôi khác đã từng tổ chức cưới này tại chùa.
  8. Chuẩn bị áo dài cưới và báo với khách về trang phục dự lễ Hằng Thuận kín đáo, trang trọng và lời nói nhỏ nhẹ, từ tốn để giữa không khí trang nghiêm cho buổi lễ .
  9. Sau buổi tiệc, thu dọn gọn gàng trả lại không gian thanh tịnh cho chùa.

4.2. Điểm danh các chùa có tổ chức lễ Hằng Thuận

Chùa Ba Vàng

Ở miền Bắc, chùa Ba Vàng là một trong những ngôi chùa đầu tiên tổ chức lễ Hằng Thuận. Tại đây, mỗi năm có rất nhiều đôi cùng gia đình về chùa tổ chức. Ngoài gia đình các Phật tử, còn có những gia đình không theo đạo Phật cũng về chùa tổ chức theo nghi lễ này.

 Lễ cưới tại chùa Ba Vàng của các cặp đôi
 Lễ cưới tại chùa Ba Vàng của các cặp đôi

Chùa Hoằng Pháp

Chùa Hoằng Pháp
Chùa Hoằng Pháp

Chùa Hoằng Pháp là một chùa nổi tiếng lại thành phố Hồ Chí Minh, với bề dạy lịch sử hơn nửa thế kỷ. Đây là địa điểm tổ chức Lễ Hằng Thuận cho vợ chồng diễn viên Hồng Ánh và nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn.,

Chùa hiện nay tọa lạc tại 96 ấp Tân Thới 3, Tân Hiệp, Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh.

Chùa Di Lặc

Chùa Di Lặc
Chùa Di Lặc

Tại Tp.Hồ Chí Minh, có thể tổ chức Chùa Di Lặc. Đây là ngôi chùa mà vợ chồng ca sĩ Võ Hạ Trâm đã tổ chức Lễ Hằng Thuận, tọa lạc tại 321 Bình Long, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân.

Thiền viện Sùng Phúc

Thiền viện Sùng Phúc Từ Liêm
Thiền viện Sùng Phúc Từ Liêm

Đây là Thiền viện có địa chỉ ở tổ 10, phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội. Nơi đây đã diễn ra lễ cưới cho Tâm Tít và Ngọc Thành.

Ngoài ra, còn một số chùa nổi tiếng khác cũng tổ chức Lễ Hằng Thuận như:

Chùa Vĩnh Nghiêm – Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 14, quận 3, Hồ Chí Minh.

Chùa Giác Ngộ – Địa chỉ: 92 Nguyễn Chí Thanh, phường 3, quận 10, Hồ Chí Minh.

Chùa Đình Quán – Địa chỉ: phường Phúc Diễm, quận Bắc Từ Liên, Hà Nội.

Chùa Lý Triều Phúc Sư – Địa chỉ: 50 Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

5. CÁCH CHỌN ÁO DÀI CƯỚI LỄ HẰNG THUẬN

5.1. Kiểu dáng

Thiết kế áo dài thường dùng lễ Hằng Thuận tại chùa là áo dài theo lối truyền thống, dài tay. Theo nhà thiết kế Minh Châu, cô dâu nên lựa chọn mẫu áo kín đáo, thanh nhã, không quá cầu kỳ. Không nên sử dụng áo dài cách tân. Tuy nhiên, có thể cách điệu một chút ở phần cổ nhưng vẫn phải đảm bảo nét kín đáo. Phối cùng quần dài, không mặc với váy đụp, váy xoè hay quần jean. Tất cả tôn lên sự thành kính.

5.2. Chất liệu, họa tiết

Áo dài cưới của vợ chồng ca sĩ Võ Hạ Trâm trong lễ Hằng Thuận
Áo dài cưới của vợ chồng ca sĩ Võ Hạ Trâm trong lễ Hằng Thuận

Áo dài cho lễ Hằng Thuận cần được may bằng chất liệu đủ dày, kín đáo. Để tăng tính tôn nghiêm và cô dâu được nổi bật hơn, có thể chọn những chất liệu có kết đá hoặc cườm và chọn vải được thêu nổi các họa tiết. Tuy nhiên, nên hạn chế đính hạt lấp lánh, tránh họa tiết cầu kỳ, họa tiết có những màu đối chọi nhau để tạo nét trang nhã.

Các cặp đôi nên chọn những loại vải có bề mặt mềm, mịn và có độ thoáng khí. Chất liệu không nên quá nóng, đủ để các cô dâu có một cảm giác thoải mái và dễ chịu nhất. Một số loại vải nên chọn như: vải gấm, vải lụa, vải chiffon. Những loại vải này hầu như phù hợp mọi loại da của người mặc.

5.3. Màu sắc

Các cặp đôi nên lựa chọn những màu sáng và quen thuộc như đỏ, trắng, hồng hay vàng. Màu vàng gắn liền với phật giáo còn đỏ là màu của sự may mắn, hạnh phúc lứa đôi. Ngoài ra, sắc hồng hay vàng đồng cũng khá phù hợp.

Đừng lựa chọn những sắc màu tối hay pha trộn với nhiều màu loè loẹt. Nó sẽ tạo ra ấn tượng không tốt và không phù hợp với nơi cửa Phật.

Màu đỏ

https://linhnga.vn/wp-content/uploads/2020/10/LinhNga_AoDai0042-600x900.jpg
Ao dai – Linh Nga Bridal

Chọn sắc đỏ cho ngày cưới trọng đại cũng là mong muốn của khá nhiều người. Vì màu đỏ mang ý nghĩa tượng trưng cho niềm vui, sự may mắn và cuộc sống hạnh phúc lứa đôi. Mẫu áo dài cho cô dâu màu đỏ thêu hình hoa sen này có thể thêm áo dài chú rể màu đỏ hoặc vàng. Mẫu áo dài nên trang trí nhẹ nhàng, vẫn giữ được nét đẹp Á Đông.

Màu vàng

Áo dài của cặp đôi Quý Bình và vợ doanh nhân khi đám cưới tại chùa
Áo dài của cặp đôi Quý Bình và vợ doanh nhân khi đám cưới tại chùa

Giúp tạo sự hài hòa, nhẹ nhàng thích hợp nơi cửa Phật. Ngoài ra, nên thêm họa tiết hoa và trang trí viền trên chiếc áo dài cô dâu chú rể cũng góp phần tạo điểm nhấn độc đáo cho thiết kế.

Màu trắng

Áo dài của ca sĩ Đinh Hiền Anh và chồng cho buổi lễ Hằng Thuận
Áo dài của ca sĩ Đinh Hiền Anh và chồng cho buổi lễ Hằng Thuận

Với những sản phẩm màu trắng tạo sự thanh lịch, nhẹ nhàng, mẫu áo dài đôi này cũng rất thích hợp để mặc cho lễ Hằng Thuận. Ngoài vẻ đẹp đến từ sắc áo, áo dài của cô dâu và chú rể nên có cổ trụ và thân áo được thêu họa tiết mềm mại nhẹ nhàng.

Màu hồng phấn

Áo dài màu hồng phấn nhấn họa tiết hoa sen
Áo dài màu hồng phấn nhấn họa tiết hoa sen

Với mẫu áo dài màu trắng hồng nhẹ nhàng này mang lại vẻ xinh đẹp hơn cho cô dâu trong ngày trọng đại của mình nhưng vẫn giữ nét trang trọng cho ngày lễ Hằng Thuận. Với tà áo dài màu hồng phấn, các nàng dâu có thể phối với quần dài cùng màu hoặc màu trắng trơn.

Hiện nay, nhiều gia đình xem lễ Hằng Thuận như là buổi thành hôn chính thức, rất được coi trọng. Bài viết trên đây, Linh Nga Bridal đã giúp bạn giải tỏa những thắc mắc của các các cặp đôi và gia đình khi tiến hành lễ Hằng Thuận.

Gợi ý xem thêm:

Hãy liên hệ ngay với Linh Nga Bridal qua email: linhngabridal@gmail.com hoặc contact@linhnga.vn. Chúng tôi luôn lắng nghe những nguyện vọng và sẵn sàng đồng hành để cùng nàng “chạm tới giấc mơ công chúa”.

Ngoài ra, nàng có thể cập nhật thêm các thiết kế váy cưới đẹp nhất tại fanpage LinhNga Bridal và instagram @linhngaworld.  Nàng vui lòng truy cập website linhnga.vn để biết thêm thông tin chi tiết.

[bvlq]
028.6683.5933